Cơ chế Bọ_cạp_chích

Ngòi đốt của một con bọ cạp

Bọ cạp dùng nọc độc để tấn công con mồi của nó nhưng với con người nó sẽ chích khi cảm thấy bị nguy hiểm nhưng hầu hết con người không biết điều này. Bọ cạp nói chung khá nhút nhát, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ, khi nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên. Cú chích của nó được thực hiện bằng phần đuôi gồm 6 đốt (đốt đầu tiên như đốt bụng cuối cùng), đốt cuối cùng mang nọc độc. Đốt cuối lần lượt gồm một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc.

Các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh (Hemiscorpius lepturus là phá hủy tế bào). Những độc tố thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Triệu chứng đơn giản nhất sau khi bị bọ cạp chích là chỗ đau tê cứng trong vài ngày. Đa phần khi bị bọ cạp cắn, các nạn nhân sẽ xuất hiện triệu chứng rát bỏng, dị cảm tại chỗ hay sưng tấy. Những tổn thương trên da này sẽ mất đi sau vài giờ đồng hồ ngoại trừ những biến chứng khiến cơ thể bị nhiễm độc và sốc phản vệ[2]

Nọc độc bọ cạp có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng. Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Một vài người bị dị ứng với bọ cạp có thể chết nhanh hơn. Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chích, thông thường 0,1-0,6 mg. Bọ cạp có hai loại nọc: loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và loại mạnh đủ để giết chết kẻ thù.